Một hành tinh mới, ký hiệu GJ1214b, vừa được các nhà khoa học ở viện vật lý thiên văn Harvard – Smithsonian phát hiện, AFP đưa tin. Hành tinh này khác biệt hoàn toàn với các kiểu hành tinh từng được phát hiện: chất liệu chính tạo nên hành tinh này không phải là đá hay khí ga mà là nước.
Thế giới nước
Được mô tả như một “thế giới nước” bao bọc bởi một lớp màn hơi nước nóng dày đặc, hành tinh này được phát hiện nhờ kính thiên văn Hubbe. Zachary Berta, thành viên của nhóm nghiên cứu, cho biết “khối lượng chính của hành tinh chú yếu là từ nước, và có thể mô tả nó như một “siêu Trái Đất.”
"Nó lớn hơn Trái Đất khoảng 2,7 lần và nặng gấp 7 lần.”
Khả năng có sự sống?
Các nghiên cứu mới đây nhất cho thấy nhiệt độ của hành tinh này vào khoảng 232 độ C, quá cao cho sự sống có thể sinh sôi. Lượng nước trên hành tinh này thậm chí còn nhiều hơn trên Trái Đất, nhưng do nhiệt độ cao và áp suất lớn, rất nhiều thành tố độc hại ngăn cản sự sống được hình thành. Điển hình là hiện tượng “băng nóng,” Berta giải thích.
Tuy nhiên, phát hiện này cho thấy sự tồn tại của kiểu hành tinh như GJ1214b hứa hẹn khả năng khám phá ra những hành tinh có cấu tạo tương tự nhưng nhỏ hơn, với nhiệt độ ôn hòa hơn, “một môi trường thuận lợi hơn nhiều cho sự sống,” Berta nói thêm.
Hiện tại, trong Thái dương hệ được biết chỉ có ba loại hành tinh: cấu tạo chủ yếu từ đất đá, như Trái đất, quả cầu khí ga như sao Mộc, hay chủ yếu là băng đá như Thiên Vương Tinh.
Phát hiện mới về “thế giới nước” là bước đột phá cho thấy vũ trụ hãy còn rất nhiều bí ẩn chưa được khám phá, và vẫn có khả năng có sự sống ngòai hành tinh.
Tin Tức (Theo AFP)
Comments[ 0 ]
Post a Comment