Bỏ Facebook đi, 19 trang web này sẽ giúp bạn thông minh hơn!


Ảnh minh họa
Bạn có đang mệt mỏi với việc lãng phí thời gian vào việc xem những đoạn video nhàm chán hay lăn chuột vô thức liên tục trên bảng tin Facebook? Bạn muốn trở nên hiệu quả hơn trong lần lên mạng tiếp theo?
Sau đây là danh sách 19 trang web thực sự sẽ khiến bạn sử dụng thời gian trực tuyến của mình hiệu quả và thông minh hơn:
Digital Photography School: Hãy đọc những bài viết tại mỏ vàng này để cải thiện kỹ năng chụp ảnh của bạn. Chúng thực sự hữu ích thậm chí nếu bạn là tay mơ mới bắt đầu chụp ảnh. Đây cũng một diễn đàn hay, nơi bạn có thể tìm được cộng động các nhiếp ảnh gia khác để kết nối với họ.
Duolingo: Hãy rèn luyện các kỹ năng ngoại ngữ của bạn với trang web thú vị này với nhiều trò chơi gây nghiện. Đây thực sự là một nền tảng giáo dục đại học chất lượng mà không mất đồng học phí nào. Nếu bạn đang tìm kiếm tài liệu để học ngoại ngữ miễn phí hơn, bạn có thể thử vào BBC Languages.
Factsie: Bạn có biết một con thằn lằn có thể bắn máu của mình thông qua tuyến lệ? Hãy truy cập vào trang web này để tìm ra những sự thật thú vị, bất thường về lịch sử, khoa học, cùng với các nguồn liên kết khác. Một trang web thú vị khác mà bạn có thể tìm hiểu thêm là Today I Found Out.

Fast Company’s 30-Second MBA
: Đây là nguồn dữ liệu các đoạn clip ngắn do các giám đốc điều hành thực hiện. Bạn sẽ học được nhiều từ những lời khuyên kinh doanh, bài học cuộc sống tuyệt vời và thực sự nhanh chóng.
Freerice: Giúp bạn mở rộng vốn từ vựng nhanh chóng như việc bạn ăn khi đói. Đây là cách tốt nhất để bạn tự cảm nhận về bản thân và học những từ vựng bạn có thể sử dụng trong phần còn lại cuộc đời.
Gibbon: Đây là nơi tổng hợp danh sách nguồn học tập. Người dùng thu thập các bài viết, video giúp ích cho việc học mọi thứ từ chương trình iOS cho đến những câu chuyện kể hiệu quả.
Instructables: Thông qua những đoạn video hài hước, hướng dẫn đơn giản, bạn có thể học làm bất cứ thứ gì từ bệ phóng bóng tennis đến pháo đài ngay sân sau nhà. Bạn cũng có thể gửi những sáng tạo của bản thân và chia sẻ những thứ bạn tạo ra với thế giới. Nếu bạn còn muốn học nhiều hơn nữa, hãy thử ghé trang eHow, đây cũng là nguồn rộng rãi chia sẻ các kỹ năng, từ nấu ăn, trang trí, làm vườn, sửa chữa hay thậm chí là tiết kiệm.
Investopedia: Đây là nguồn thông tin mà bạn muốn tìm hiểu về thế giới đầu tư, thị trường và tài chính cá nhân.
Khan Academy: Bạn không chỉ học được từ kho khổng lồ các chủ đề thông qua các video hữu ích mà còn sẽ có cơ hội thực hành chúng, theo dõi thống kê quá trình học của bạn. Đây là con đường tuyệt vời để bạn vun đắp sâu hơn những nội dung kiến thức bạn đã học hoặc học hỏi thêm điều gì đó mới. Một số trang web thú vị khác có thể kể đến như: Udacity, Coursera, AcademicEarth, Memrise,edX.
Lifehacker: Đây là trang web rất hữu ích, bạn sẽ tìm thấy những mẹo, thủ thuật và tải về những nội dung để hoàn thành nhiều việc trong cuộc sống.
Lumosity: Trang web này đào tạo bộ não của bạn với những trò chơi thiết kế thú vị, khoa học. Bạn có thể xây dựng cho riêng mình chương trình đào tạo cá nhân để cải thiện trí nhớ và khả năng tập trung cũng như theo dõi tiến trình của mình.
Powersearching with Google: Không phải ai cũng biết cách tìm kiếm Google hiệu quả. Hãy học cách tìm kiếm bất cứ thứ gì bạn muốn bằng việc cải thiện kỹ năng tìm kiếm Google của mình từ đây. Và bạn cũng có thể đọc thêm bài viết về 100 mẹo tìm kiếm Google.
Quora: Hãy để những câu hỏi của bạn nhận được câu trả lời từ những người thông minh hoặc đọc những câu hỏi của mọi người và trả lời giúp họ. Bạn có thể học bất kỳ điều gì từ thủ thuật tăng hiệu quả làm việc đến danh sách những thực phẩm tốt nhất mọi thời đại.
Recipe Puppy : Nhập tất cả những nguyên liệu bạn có trong bếp và công cụ tìm kiếm tuyệt vời này sẽ đem đến cho bạn danh sách tất cả những món ăn mà bạn có thể tạo ra với những gì bạn có. Đây là một phương pháp thú vị để học nấu ăn mà không cần mua hết tất cả mọi thứ trước khi bạn bắt tay vào. Bạn có thể mở rộng thực đơn của mình tại trang AllRecipes.
Spreeder: Đây là phần mềm đọc trực tuyến miễn phí giúp cải thiện tốc độ đọc hiểu của bạn. Chỉ cần dán đoạn văn bạn muốn đọc vào, phần còn lại đã có Spreeder xử lý giúp bạn.
StackOverflow: Đây là trang web hỏi đáp dành cho các lập trình viên, về cơ bản nó sẽ là người bạn tốt nhất đối với các coder. Những nguồn tuyệt vời khác để học lập trình gồm Learn X in Y Minutes, Codeacademy,W3Schools.
TED-Ed: Đây là một sáng kiến mới được khởi xướng bởi TED với ý tưởng những bài học giá trị từ chia sẻ. Trang web này khơi dậy sự tò mò với người học toàn thế giới bằng cách tạo ra một thư viện các bài học, trao đổi của các chuyên gia giáo dục, nhà biên kịch,… Bạn có thể tạo ra những bài học của chính mình và gửi đến thế giới bằng cách bổ sung những câu hỏi, chủ đề thảo luận và các nguồn tư liệu bổ sung khác như video từ YouTube.
Unplug The TV: Trang web thú vị này gồm những đoạn video cung cấp thông tin cho bạn thay vì xem TV. Những nội dung tại đây khá phong phú, bao gồm các chủ đề như tìm hiểu về con đường tơ lụa,…
Vsauce: Đây là một kênh YouTube cung cấp các sự thật thú vị tốt nhất internet, nơi bạn sẽ nhận ra thế giới của chúng ta kỳ lạ đến thế nào. Chuyện gì sẽ xảy ra nếu thế giới ngừng quay? Tại sao chúng ta lại cảm thấy buồn chán? Hãy theo dõi các video và tìm ra đáp án cho những thắc mắc của bạn.
Read more…

7 cách nhìn người của Gia Cát Lượng

(Nghệ thuật sống) - Cho đến tận bây giờ, sau gần 2.000 năm, những triết lý trong cách hiểu lòng người khác của Gia Cát Lượng vẫn mang đầy tính thực tiễn giúp cho không ít nhà lãnh đạo thành công trong việc hiểu người và dùng người.
Thuật xem tướng không chỉ xem nhân diện mà còn coi trọng phí phách, tài năng, đạo đức. Nhưng mọi thứ không thể tự nhiên mà có, thông thường phải tu dưỡng, rèn luyện mà thành. Một anh hùng là phải có đủ “tài, đức, trí, dũng, chính, tín”.
“Tri nhân, trị diện, bất tri tâm”, nếu gặp một người, bạn có thể xét diện mạo bên ngoài, dựa vào thuật xem tướng biết được một phần tính cách, cũng không thể nào biết được tâm, đức, tài năng, trí tuệ thật sự của người đó.

Gia Cát Lượng tự là Khổng Minh (181–234), hiệu là Ngọa Long tiên sinh.
Vậy làm thế nào để biết được có thể “nhìn người” thật tốt? Hãy học cách nhìn người của Gia Cát Lượng.
Gia Cát Lượng tự là Khổng Minh (181–234), hiệu là Ngọa Long tiên sinh, là vị quân sư và đại thần của nước Thục thời hậu Hán. Ông là một chính trị gia, nhà quân sự, là học giả và cũng là một nhà phát minh kỹ thuật. Không chỉ có nhiều kiến thức uyên thâm, Gia Cát Lượng còn là một người rất giỏi “nhìn người” và “dùng người”.
Khi còn ở núi Ngọa Long, ông đã viết ra bộ sách “Tướng Uyên” trong đó có đưa ra nhận xét về tính cách con người như sau: “Tính người thật khó hiểu. Dung mạo bất nhất, hành động trăm ngàn lối. Kẻ trông hiền lành nhu thuận mà vô đạo, kẻ bề ngoài cung kính mà trong lòng trí trá vô lễ. Kẻ trông rất hùng dũng nhưng lại nhát sợ. Kẻ có vẻ thật tận lực mà rất bất trung”.
Vì vậy, để giúp các bậc “chính nhân quân tử” hiểu thấu được lòng người, Gia Cát Lượng đã viết riêng một chương có tên là “Tri nhân” (hiểu người) cho bộ sách Tướng Uyên của mình trong đó ông đưa ra 7 cách để hiểu được lòng người khác như sau:
1. Đem điều phải lẽ trái hỏi họ để biết        " chí hướng ".
2. Lấy lý luận dồn họ vào thế bí để biết       " biến thái ".
3. Lấy mưu trí trị họ để trông thấy               " kiến thức "
4. Nói cho họ những nỗi khó khăn để xét      " đức dũng ".
5. Cho họ uống rượu say để dò                     " tâm tính ".
6. Đưa họ vào lợi lộc để biết tấm lòng         " liêm chính ".
7. Hẹn công việc với họ để đo                      " chữ tín ".
Nhờ những phép thử rất hữu hiệu này mà Gia Cát Lượng đã giúp cho Thục vương Lưu Bị chọn lựa ra những người có đủ cả tài, đức, trí, dũng, chính, tín; xây dựng nên triều đại nhà Thục hùng mạnh, sánh ngang với hai cường quốc bên cạnh là Ngụy và Ngô.
Giờ đây, sau gần 2.000 năm, những triết lý này vẫn mang đầy tính thực tiễn; áp dụng cách 7 cách trên của Gia Cát Lượng vào cuộc sống ngày nay sẽ giúp bạn vừa xem nhân diện, vừa biết cách thử tâm, đức, trí tuệ, tài năng của một người; để tìm được một người đồng hành, một đối tác làm ăn tốt trong cuộc sống, trở thành nhà lãnh đạo thành công.

Giải mã 7 cách chọn người của Gia Cát Lượng

Thời Tam Quốc, Gia Cát Lượng phò tá Lưu Bị. Ông là nhà chính trị, nhà chiến lược, nhà quân sự thiên tài. Sự kiệt xuất của ông khiến kẻ thù cũng phải kính nể. Những mưu lược của ông như “Khẩu chiến thuyết quần nho”, “Mượn gió Đông”, “Hỏa công Xích Bích”,  “Ba lần chọc tức Chu Du”, “Mưu trí bày trận Hoa Dung”… khiến hậu thế phải nghiêng mình thán phục. Trong số những tư tưởng vượt trội của Khổng Minh, 7 tiêu chuẩn chọn hiền tài của ông vẫn còn nguyên giá trị.
Gia Cát Lượng
Vừa qua, các nhà nghiên cứu lịch sử, xã hội học Trung Quốc đã tổ chức một số cuộc hội thảo phân tích về 7 cách chọn hiền tài của Gia Cát Lượng. Cụ thể, vị quân sư kiệt xuất này đã dựa trên 7 tiêu chí lớn: “Chí, Biến, Thức, Dũng, Tính, Liêm, Tín”.
1. “Vấn chi dĩ thị phi nhi quan kỳ Chí”.
Nghĩa là hỏi họ về điều phải lẽ trái để xem xét chí hướng của họ. Muốn trọng dụng một người, trước tiên phải biết được ý chí, lập trường của người ấy ra sao. Nếu như đối phương lẫn lộn giữa điều phải lẽ trái hoặc mơ hồ giữa cái đúng cái sai, lập lờ trắng đen thì quyết không thể giao phó trọng trách. Bởi lẽ con người này không vững vàng, không kiên định về lập trường, dễ đổi trắng thay đen và dễ phản trắc.
Chí hướng là động lực thúc đẩy con người tiến lên. Người không có chí hướng thì không thể làm nên việc lớn. Người không có chí hướng chẳng khác gì người đi đêm không có trăng sao, người đi biển không có ngọn hải đăng. Bởi vậy, biết rõ được chí hướng của con người thì sẽ đánh giá được ý chí của họ. Không chỉ Trung Quốc, tại nhiều nước trên thế giới, phần lớn những nhà chính trị, nhà chiến lược, nhà quân sự nổi tiếng đều có chí hướng ngay từ khi tuổi còn nhỏ.
2. “Cùng chi dĩ từ biện nhi quan kỳ Biến”.
Nghĩa là đưa ra nhiều câu hỏi, lý lẽ dồn họ vào thế đường cùng để xem khả năng ứng biến đối phó với các tình huống của họ. “Biến” ở đây là chỉ khả năng ứng phó, năng động. Khi chọn người, Gia Cát Lượng thường dồn dập đưa ra những lý lẽ, những tình huống để dồn họ vào thế đường cùng, thế bí nhằm xem xét khả năng đối phó, ứng biến của đối phương.
Người có khả năng ứng biến giỏi, nhất là các tướng cầm quân khi bị dồn vào thế đường cùng, họ ắt sẽ biết cách ứng phó, biết chuyển bại thành thắng, biết mở cho mình con đường sống. Người xưa có câu: “Sơn trùng thủy phục nghi vô lộ. Liễu âm hoa minh hựu nhất thôn”. Nghĩa là trong thế đường cùng bốn bề sông núi tưởng không lối thoát, nhưng người biết ứng biến, năng động vẫn có thể mở ra lối thoát tới nơi rực rỡ đầy hoa.

 3 – “Tư chi dĩ kế mưu nhi quan kỳ Thức”.
Nghĩa là dùng mưu kế của mình để tham khảo những mưu kế, sách lược của đối phương, thông qua đó có thể đánh giá những kiến thức của đối phương.
4 – “Cáo chi dĩ nan nhi quan kỳ Dũng”.
Nghĩa là đặt ra những tình huống gian nguy, khó khăn để đánh giá sự dũng cảm của đối phương, nhất là đối với những tướng cầm quân ngoài mặt trận. Thời cổ đại, hai tiêu chuẩn rất quan trọng đối với tướng lĩnh là “Trung, Dũng”, tức là trung thành và dũng cảm. Người Trung Quốc xưa có câu “Hiệp lộ tương phùng dũng giả thắng”, nghĩa là hai đối thủ gặp nhau trên con đường độc đạo, người dũng cảm sẽ chiến thắng.
Khi lựa chọn hiền tài, Gia Cát Lượng thường đưa ra những nghịch cảnh, khó khăn gian nguy để thử thách sự dũng cảm của họ, bởi lúc lâm nguy tinh thần dũng cảm vô cùng quan trọng. Khắc phục một khó khăn có thể dễ dàng nhưng khắc phục 10 hay 100 khó khăn, gian nguy liên tiếp đòi hỏi con người phải có tinh thần dũng cảm vô song. Một nhà triết học người Đức từng nói: “Chỉ có con người nào đã từng trải qua sự giày vò của địa ngục thì mới có sức mạnh để xây dựng được thiên đường”.
5 – “Túy chi dĩ tửu nhi quan kỳ Tính”.
Gia Cát Lượng cho đối phương uống rượu say để đánh giá tính tình, thực tâm của họ. Rượu là chất kích thích, khi bị say thì vỏ đại não bị tê dại, con người khi ấy bị mất lý tính, không còn ý thức được những hành vi của mình. Nên lời nói của họ không chút giấu giếm mà rất thực lòng. Từ đó Gia Cát Lượng đánh giá đúng thực chất tâm tính của đối phương.
6 – “Lâm chi dĩ lợi nhi quan kỳ Liêm”.
Nghĩa là dành cho họ nhiều tiền tài, bổng lộc, thậm chí hứa giao cho trọng trách để đánh giá sự liêm khiết hay lòng tham lam của họ. Bản tính của con người thường có máu tham, hám lợi, tham tiền, nhất là những người làm quan và giữ trọng trách lớn. Gia Cát Lượng cho rằng, một người liêm khiết thường có những đặc điểm như: Trung thành vô hạn, Làm việc liêm khiết vô tư, Thấu hiểu nỗi khổ của dân chúng, Chú trọng tiết kiệm, Không hám giàu sang, không mê tửu sắc, Tự khép mình vào kỉ luật.
Khi làm Thừa tướng nước Thục, Gia Cát Lượng đưa ra nhiều đạo luật nghiêm khắc, nhưng không ai phàn nàn oán giận ông nửa lời. Bởi bản thân ông rất gương mẫu, liêm khiết. Nước Thục khi đó có nhiều quan thanh liêm và tướng tài, như Vận Tưởng Uyển, Đổng Hòa, Lưu Ba, Đổng Doãn, Dương Hồng. Thực tế cũng cho thấy, cổ kim đông tây, người nào vượt lên sự cám dỗ của tiền tài danh vọng thường là những quan thanh liêm, được lòng dân và góp phần làm cho đất nước hưng thịnh.
 7 – “Kỳ chi dĩ sự nhi quan kỳ Tín”.
Tức là giao việc cho họ để xem lời họ hứa so với thực tế làm việc ra sao, từ đó đánh giá chữ “Tín” của họ. Gia Cát Lượng cho rằng: “Ngôn nhi vô tín, bất tri kỳ khả dã”, tức là một người chỉ biết nói suông không đi đôi với việc làm, là người không có chữ tín.
Bởi vậy, có câu: “Thính kỳ ngôn, Quan kỳ hành”, tức nghe họ nói không đủ mà phải xem họ làm như thế nào. “Quốc vô tín bất hưng, nhân vô tín bất lập”, một đất nước mà không có chữ tín với các nước thì không thể hưng thịnh, một người không có chữ tín với mọi người thì không thể lập nghiệp.

Read more…